Thông tin

"CHÀO MỪNG 30/4 & 1/5"Thông tin Giảm đến (1 TRIỆU/MÁY) khi mua trực tiếp từ 22/4 - 01/05/2024

Xem ngay
Techworld Mobile

Danh mục

Tra cứu
đơn hàng

Kiểm tra đơn hàng

Vui lòng nhập địa chỉ email:
Vui lòng nhập mã đơn hàng:
0 Giỏ
hàng
Tuyển Dụng Tin tức

9 sai lầm người dùng mắc phải khi vệ sinh màn hình điện thoại

Tin tức và thủ thuật iPhone

Tin tức và thủ thuật iPad

Tin tức và thủ thuật Apple Watch

Thủ thuật Smartphone

Tin tức và thủ tục Macbook

Tin tức và Thủ thuật Airpods

Tin tức & thủ thuật âm thanh

Ưu đãi thêm

Tin Tuyển Dụng

Khuyến mại

Chính sách và quy định chung

Thông tin công ty

Dịch vụ

Tin tức công nghệ

9 sai lầm người dùng mắc phải khi vệ sinh màn hình điện thoại

Vệ sinh màn hình điện thoại là cách để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ cho nó, tuy nhiên nếu vệ sinh sai cách, thiếu khoa học thì lại phản tác dụng. Bài viết dưới đây chỉ ra cho bạn 9 sai lầm người dùng thường mắc phải khi vệ sinh màn hình điện thoại.

1. Khăn giấy/ Giấy ăn

Giấy ăn có thể bị rách vụn ra làm cho bụi bẩn bám trên mặt màn hình điện thoại gây bẩn, cọ xát màn hình thậm chí có thể gây vết xước trên màn hình hoặc có vụn bẩn bám vào màng loa, mic phía trước.

2. Nước lau kính cửa sổ

Nước lau kính chỉ phù hợp với các loại kính cửa sổ hoặc mặt bàn kính chứ hoàn toàn không hợp với màn hình điện thoại.

Sử dụng nước lau kính cửa sổ để lau chùi màn hình điện thoại sẽ làm mất lớp phủ bảo vệ màn hình, khiến cho màn hình dễ bị trầy xước hơn. Hãy loại bỏ các loại chất tẩy rửa nào có tính chất ăn mòn trong việc vệ sinh màn hình và điện thoại nói chung.

3. Không sử dụng các chất tẩy rửa

LeBeau lưu ý rằng khả năng chống xước của tấm kính làm nên màn hình điện thoại sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại chất tẩy rửa nào. Chỉ có lớp phủ bảo vệ màn hình mới bị các loại dung dịch đó ăn mòn mà thôi. Chẳng hạn, dung dịch tẩy rửa Bar Keepers Friend được nhà sản xuất tuyên bố công khai rằng nó có thể làm hỏng lớp bảo vệ màn hình. Dung dịch tẩy rửa Bon Ami thì ghi rõ trên bao bì rằng không được sử dụng sản phẩm với các tấm kính có lớp phủ bảo vệ. Apple cũng khuyên người dùng không được sử dụng các sản phẩm tẩy rửa để lau điện thoại.

4. Dung dịch tẩy trang

Đa phần các dung dịch tẩy trang có chứa hóa chất gây nguy hại tới màn hình của các thiết bị điện tử nên tuyệt đối không sử dụng. Hãy dùng chiếc khăn vải mềm thấm một chút nước để vệ sinh an toàn hơn.

5. Cồn

Cồn cũng như các chất tẩy rửa đều có nguy cơ làm hỏng lớp phủ bảo vệ màn hình, gây bào mòn dẫn đến dễ xước màn trong quá trình sử dụng. Apple cũng đưa ra các khuyến cáo đối với khách hàng là không dùng cồn để vệ sinh, lau chùi đối với các sản phẩm của họ.

6. Khí nén

Việc sử dụng các loại bình xịt nén để vệ sinh màn hình, chân sạc hay các cổng kết nối, loa, micro sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hỏng hóc đối với các bộ phận này. Vì vậy các hãng điện thoại đưa ra cảnh báo người dùng không sử dụng khí nén để loại bỏ chất bẩn khỏi điện thoại.

7. Xà phòng rửa bát và xà phòng rửa tay

Nhiều người nghĩ rằng các loại hóa chất trong xà phòng rửa bát và xà phòng rửa tay nhẹ nên có thể dùng để vệ sinh màn hình cũng như thân máy. Tuy nhiên, đa số các công ty điện thoại đều khuyến cáo người dùng giữ cho điện thoại của mình tránh xa nước nên việc sử dụng các dung dịch nào cũng không nên.

8. Giấm

Trang tin Android Central khuyên mọi người không nên đặt giấm (hoặc cồn) lên các bộ phận bằng thủy tinh của điện thoại để giữ gìn lớp phủ oleophobic (không thấm dầu).

9. Các loại dung dịch khử trùng

Với các dung dịch khử trùng thời có chống chỉ định ghi rõ "Rửa lại tay bằng nước sạch sau khi sử dụng". Chính vì vậy bạn cũng không nên dùng dung dịch khử trùng để lau chùi màn hình điện thoại vì nó thường xuyên tiếp xúc với da tay và cả da mặt của chúng ta trong quá trình nghe gọi.

Lên đầu
0778896999

SO SÁNH SẢN PHẨM

SO SÁNH